GIÁO LÝ VỀ TUẦN THÁNH
CHÚA CHỊU ĐÓNG ĐINH, NGUỒN MẠCH HY VỌNG
Hồng Thủy - Vatican News
Vatican News (05.4.2023) – Đức Thánh Cha nói với các tín hữu trong buổi tiếp kiến chung sáng ngày 5/4/2023: Những vết thương của chúng ta có thể trở thành nguồn hy vọng khi, thay vì khóc thương cho bản thân hay che dấu chúng, chúng ta lau nước mắt cho người khác; khi thay vì nuôi lòng oán giận vì những gì bị cướp đi khỏi chúng ta, chúng ta quan tâm đến những gì người khác thiếu; khi thay vì gặm nhấm trong chính mình, chúng ta cúi xuống trước những người đau khổ...
Trong bài giáo lý tại buổi tiếp kiến chung vào sáng thứ Tư Tuần Thánh, ngày 5/4/2023, khi Giáo hội chuẩn bị bước vào Tam Nhật Thánh, cử hành cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đức Thánh Cha chia sẻ với các tín hữu về đề tài “Chúa chịu đóng đinh, nguồn mạch hy vọng”.
HỎI ĐÁP PHỤNG VỤ:
ĐÊM VỌNG PHỤC SINH
WHĐ (06.4.2023) - Chương trình Tọa đàm chuyên đề "Hỏi đáp phụng vụ" do Ủy ban Phụng tự - Hội đồng Giám mục Việt Nam và Truyền thông Giáo xứ Đaminh Ba Chuông thực hiện. Chương trình đầu tiên nói về phụng vụ Đêm Vọng Phục Sinh do Linh mục Giuse Nguyễn Văn Hiển, O.P. - Đặc trách Phụng vụ Dòng Đaminh - trình bày.
Nguồn: Hội đồng Giám mục Việt Nam
Nt. Anna Ngọc Diệp, OP
Dòng Đa Minh Thánh Tâm
Hằng năm, thường vào cuối tháng 11 Dương lịch, Giáo hội Công Giáo bắt đầu năm phụng vụ mới.
Năm Phụng vụ của Giáo Hội có 52 tuần lễ, khởi đầu từ Chúa Nhật thứ nhất mùa Vọng và kết thúc vào chiều thứ Bảy sau Chúa Nhật thứ 34 mùa thường niên, Lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ. Thật vậy, dưới nhãn quan thần học, “Giáo hội triển khai toàn bộ mầu nhiệm Đức Ki-tô qua chu kỳ một năm, từ mầu nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh đến Thăng Thiên, đến ngày lễ Ngũ Tuần, và cho đến việc mong đợi niềm hy vọng hồng phúc và cuộc Ngự đến của Chúa” (Giáo lý Hội thánh Công giáo, số 1194).
Khi bước vào các nhà thờ Công giáo, chúng ta thường thấy tượng Đức Mẹ đặt bên trái bàn thờ và tượng thánh Giuse ở bên phải.
Sự bố trí này không phải do ngẫu nhiên.
Đúng là không có những quy tắc cụ thể về việc bài trí các tượng ảnh. Hướng dẫn chung của Lễ điển Roma chỉ nói rằng “cần chú ý không để quá nhiều tượng ảnh, và phải sắp xếp theo trật tự hợp lý để không làm giáo dân xao lãng khi tham dự phụng vụ. Thường chỉ nên dùng một ảnh tượng cho một vị thánh.” (GIRM 318)
Trong quá khứ, có tập tục đặt tượng thánh bảo trợ của giáo xứ ở giữa nhà thờ, phía trên nhà tạm, nhưng truyền thống đó đã bị bỏ đi, bởi trung tâm nhà thờ là vị tri của thánh giá.
Trong căn nhà nhỏ đượm nét Pháp, khách hành hương ghé thăm chị Thánh Têrêsa có thể tìm bản hướng dẫn bằng Tiếng Việt. Tôi không rõ cô quản lý nhà biết rằng có nhiều đoàn Việt đến thăm quan hay không nhưng nếu được hỏi, người Công giáo Pháp đạo hạnh ấy sẽ thủ thỉ cho bạn đôi điều về mối tình của chị Thánh với đất nước Việt Nam.
Page 1 of 19