Mỗi từ sẽ được định nghĩa theo ý nghĩa chung và ý nghĩa riêng của Hội Dòng.
1. Đặc sủng hay Đoàn sủng (charisme)
a. Nghĩa chung: Đức Thánh Cha Phaolô VI đã dùng hạn từ này lần đầu tiên trong Tông huấn Chứng Tá Phúc Âm số 11. Ngày nay hạn từ này trở thành thông dụng khi nói về đặc sủng của những vị Sáng Lập Dòng hay của chính các Dòng tu.
Charisme: Gốc từ hy lạp có nghĩa là tặng vật, ân huệ, có thể hiểu về ân sủng, nhưng nhiều khi cũng có nghĩa là ơn siêu nhiên, phi thường mà Chúa Thánh Thần ban cho một cá nhân để phục vụ lợi ích của Nhiệm Thể Chúa Kitô.
Người đón nhận ơn này cảm thấy được mời gọi theo Chúa Giêsu để thực hiện một giáo huấn hay noi theo một gương mẫu của Người, tùy theo khả năng riêng của mình, hầu phục vụ Giáo Hội và nhân loại một cách mới mẻ, theo nhu cầu của thời đại và hoàn cảnh.
Đoàn sủng: Việc chia sẻ đặc sủng của Đấng Sáng Lập cho nhiều người khác sống, qua lời khấn dòng, là sống Đoàn Sủng của Đấng Sáng Lập dòng hay của Dòng (xem Tông Huấn CTPÂ số 12).
b. Đặc sủng của Dòng Chúa Quan Phòng: Ơn riêng Chúa ban cho Cha Á Thánh Gioan Martinô MOYE và Cha đã chia sẻ lại cho các nữ tu Chúa Quan Phòng. Đó là:
“Thực hiện kế hoạch lòng thương xót Chúa trên mọi người, đặc biệt là giới thanh thiếu niên và những người nghèo nhất, bị bỏ rơi nhất”
(xem HD.tr.66)
2. Tôn Chỉ (devise):
a. Nghĩa chung: Nguyên tắc chính chi phối mục đích hoạt động của một tổ chức, một đoàn thể.
b. Tôn chỉ của Dòng Chúa Quan Phòng:
“Tất cả cho vinh quang Thiên Chúa vì Danh Đức Giêsu Kitô”
3. Dự Án (projet)
a. Nghĩa chung: Dự thảo văn kiện luật pháp hoặc kế hoạch.
b. Dự án của Cha MOYE: “Gởi các thiếu nữ đến bất cứ nơi nào xin họ đến, mà không có vốn liếng nào khác ngoài Chúa Quan Phòng, với xác tín rằng Ngài sẽ không bao giờ bỏ rơi những ai tin cậy phó mặc cho Ngài” (HD. 64).
4. Tinh thần (esprit)
a. Nghĩa chung: Theo văn mạch, người ta có thể hiểu tinh thần của Đấng Sáng Lập là “tâm thức” (mentalité), đường lối, cảm nghĩ và xử sự của Đấng Sáng Lập mà những thành viên tiên khởi của Hội Dòng đã học được và truyền lại cho hậu thế cách trung thực.
Người tu sĩ do được huấn luyện và sống trong Dòng mà từ từ được thấm nhuần tinh thần Dòng.
b. Tinh thần của Dòng Chúa Quan Phòng: “Tinh thần thực sự của nếp sống chúng ta, chính là tinh thần đơn sơ, nghèo khó, thương yêu và phó mặc hoàn toàn cho Chúa Quan Phòng” (HD.376)
5. Linh đạo (spiritualité)
a. Nghĩa chung: Đường hướng sống đời sống tâm linh.
b. Linh đạo của Dòng Chúa Quan Phòng: Linh đạo của Dòng cũng là Tinh thần của Dòng.
Đó là 4 nhân đức căn bản mà Cha Á Thánh để lại cho chúng ta như “bốn cột trụ chống đỡ tòa nhà Dòng” (HD.376): Đơn sơ, Nghèo khó, Bác ái, đặc biệt là phó thác cho Chúa Quan Phòng.
SPP - Việt Nam
Tu phục Nữ Tu Chúa Quan Phòng Portieux (SPP) hiện tại trên toàn thế giới :
Dòng Chúa Quan Phòng Portieux hiện diện trên 11 quốc gia trên thế giới: Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Việt Nam, Campuchia, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản, Côte d’Ivoire, Trung Hoa và Haiti.
Cũng như nhiều Hội Dòng khác trên thế giới, tu phục của Dòng Chúa Quan Phòng Portieux cũng thay đổi theo thời gian để cho phù hợp với nhu cầu sứ mạng trong xã hội hiện tại, và văn hóa từng địa phương. Trong lịch sử đã có nhiều lần thay đổi tu phục. Và cuối cùng, Hội Dòng quyết định chọn tu phục tùy theo văn hóa của địa phương mỗi quốc gia, để phù hợp cho sứ vụ nơi đó. Do đó mà Dòng có tu phục khác nhau ở mỗi quốc gia.
Thánh Giá gỗ là dấu hiệu chung của Nữ Tu Chúa Quan Phòng Portieux trên toàn thế giới… Đó là dấu chỉ tu phục chung của chị em trong Hội Dòng trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, Tỉnh Tu Nghị năm 1980 đã quyết định chọn tu phục: áo dài xanh đen, và lúp xám, tu phục này được quý Soeurs tại Việt Nam sử dụng cho đến ngày hôm nay.
Ý nghĩa:
-Thánh Giá gỗ không có ảnh Chuộc Tội: Thánh giá là dấu chỉ vác thánh giá mình và cùng bước theo Chúa Kitô trên con đường khổ giá mà Ngài đã đi trước, và tự đóng đinh cái tôi vào thánh giá ấy mỗi ngày. Thánh giá gỗ là dấu chỉ của sự đơn sơ, nghèo khó (HD 372).
-Lúp: đội lúp trên đầu tượng trưng cho việc chết đi cho trần thế và những gì thuộc về trần thế, để thuộc trọn về Đức Kitô (Sách Nghi thức Tuyên khấn SPP)
-Tu phục: khi khoác lên mình bộ tu phục Nữ Tu Chúa Quan Phòng, người nữ tu ý thức mình phải lìa xa những gì thuộc về thế gian, để mặc lấy sự nghèo khó, đơn sơ của Đức Kitô, và tất cả các ơn cần thiết để trở thành nữ tu Chúa Quan Phòng chân chính. (HD 372)
-Nhẫn: dấu chỉ giao ước của mình với Chúa Kitô trọn đời (LS 1. 179).
Lịch sử tên gọi – NỮ TU CHÚA QUAN PHÒNG
Lúc ban đầu, Đấng Sáng Lập gọi các con cái mình là “CHỊ EM HÈN MỌN”, vì chị em dấn thân phục vụ cho những người nghèo hèn, trẻ em bị bỏ rơi trong thôn làng, mà không có một lợi tức nào cả.
Sau đó Cha gọi các chị em là “NỮ TU CỦA CHÚA HÀI ĐỒNG GIESU”, vì các chị dành đặc biết để dạy dỗ các trẻ em.
Tuy nhiên dân chúng thời ấy thấy các chị từ bỏ mọi sự, sống hoàn toàn phó thác để dấn thân phục vụ trong các làng quê nghèo nàn thiếu thốn. Do vậy dân chúng đã gọi các chị là “NỮ TU CHÚA QUAN PHÒNG”, và tên gọi được tồn tại cho đến ngày hôm nay.
“NỮ TU CHÚA QUAN PHÒNG” “là tên gọi thích hợp với các con hơn hết, nó dạy cho các con biết phó mặc mình cho Chúa Quan Phòng, chỉ cậy dựa vào Ngài, không tìm kiếm một chỗ nương tựa thường tình nào hết” (Cha Moye)
Tài liệu:
- Lịch Sử Dòng Chúa Quan Phòng, quyển 1, trang 42
- Đấng Á Thánh Jean Martino Moye, Cần Thơ, trang 58
- Sách Hướng Dẫn, trang 372
GIA ĐÌNH THIÊNG LIÊNG GIOAN-MARTINÔ MOYE
Là Nữ tu Chúa Quan Phòng, ngày hôm nay chúng ta hiện tại hóa một hành trình thiêng liêng, một công trình theo ý muốn của Thiên Chúa, trong lịch sử nhân loại, trong đời sống của Giáo Hội, xuyên qua sự hiện hữu của bảy Hội Dòng tông đồ.
Niềm tin táo bạo của Cha Gioan Martinô MOYE vào sự quan phòng của Thiên Chúa Cha và nhiệt tâm truyền giáo của người đã khơi dậy những cộng tác viên, linh mục, tu sĩ và giáo dân.
Gioan Martinô MOYE đã để lại cho chúng ta một di sản rất phong phú trong những tác phẩm của người. Bảy Hội Dòng, các Gia Đình Huynh Đệ, những người giáo dân được thánh hiến đã sống nhờ vào di sản này, và dấn thân phục vụ anh em qua những công việc thương xót.
Chúng ta muốn cùng nhau « Thực hiện kế hoạch lòng thương xót của Chúa » (HD. tr.66), hầu làm cho con người đạt đến mức trưởng thành trọn vẹn là làm em của Đức Kitô và làm con của Chúa Cha.
Chúng ta muốn chăm chú lắng nghe những tiếng gọi của thế giới, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người nghèo, hoạt động giáo dục và thăng tiến con người, với ưu tiên dành cho giới trẻ và trẻ em.
7 DÒNG CHÚA QUAN PHÒNG TRÊN THẾ GIỚI:
1. Dòng Chúa Quan Phòng Portieux : http://providenceportieux.com
2. Dòng Chúa Quan Phòng Gap : http://www.providenciadegap.com/
3. Dòng Chúa Quan Phòng San Antonio : https://www.cdptexas.org/
4. Dòng Giáo Lý Viên Thừa Sai Chúa Quan Phòng : http://mcdp.org/
5. Dòng Chúa Quan Phòng và Đức Mẹ Vô Nhiễm Champion http://soeursprovidence.magix.net/
6. Dòng Chúa Quan Phòng Saint-Jean-de-Bassel : https://www.divine-providence-stjean.org
7. Dòng Chúa Quan Phòng Ribeauvillé http://www.providence-ribeauville.net/
Hội Dòng Chúa Quan Phòng Portieux
Ngày thành lập : 14/01/1762
Ký hiệu chữ đầu : S.P.P.
Linh đạo : Linh đạo Dòng cũng là tinh thần Dòng: sống ĐƠN SƠ, KHÓ NGHÈO, BÁC ÁI, và PHÓ THÁC hoàn toàn cho Chúa Quan Phòng.
Sứ mạng :Loan báo Tin Mừng cho mọi người trong các lãnh vực: giáo dục, y tế, xã hội, mục vụ…
Quá trình thành lập :
Được thành lập ngày 14 tháng Giêng năm 1762 bởi Gioan Martinô MOYE, một linh mục người xứ Lorraine (1730-1793) để dạy dỗ và giáo dục các trẻ em nghèo ở thôn quê, Hội Dòng được lan rộng trước tiên ở Pháp, kế đến là ở Châu âu (Bỉ, Thụy sĩ, Ý.)
Nâm 1875, theo vết chân đấng sáng lập người đã ra đi truyền giáo ở Trung Hoa vào năm 1771, các nữ tu Chúa Quan Phòng lên đường tiến về Châu á (Trung Hoa, Việt Nam, Campuchia) và tiếp tục công trình giáo dục. Năm 1959, đáp lại lời mời gọi của Hội Fidei Donum, Hội Dòng lập cộng đoàn ở Bờ Biển Ngà, và Đài Loan năm 1967. Vào năm 2009 theo lời yêu cầu của một giám mục, một cộng đoàn được mở tại Nhật Bản, và một cộng đoàn khác tại Phi-Luật-Tân năm 2011.
Trung thành với tinh thần của Đấng sáng Lập Gioan Martinô MOYE, các nữ tu Chúa Quan Phòng, trong sự liên kết với những đường hướng của Giáo Hội, tìm cách quan tâm đến những tiếng gọi của thế giới, đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người nghèo, thực hiện công trình giáo dục và thăng tiến con người ưu tiên cho người trẻ và trẻ em. Sứ mạng của các chị là loan báo Tin Mừng.
Dấn thân trong nhiều hình thức phục vụ khác nhau, chúng tôi chọn một nếp sống đơn sơ và nghèo khó. Chúng tôi muốn cùng nhau “thực hiện kế hoạch lòng thương xót của Chúa” hầu giúp con người được lớn lên cho đến mức trọn vẹn làm em của Đức Kitô và làm con của Chúa Cha.
Vì sứ mạng và những bất trắc của nó, Cha Gioan Martinô MOYE mu