Nhớ ngày nhập Dòng năm ấy, khi bước chân vào mái nhà Đệ Tử Viện, tôi được một chị vào trước tôi một năm hướng dẫn chỗ ăn, ngủ, thời giờ biểu,…chị ấy người nhỏ xíu nhưng rất nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ hướng dẫn các em. Sau đó vài hôm khi nói chuyện thì mời biết chị ấy bằng tuổi tôi mà thôi, rồi từ đó không gọi chị nữa mà chuyển sang gọi tên, chị ấy chính là Nhỏ. Rồi đến năm các chị lên lớp, thì có một số ở lại nhập vào lớp tôi do chưa đến tuổi để vào Tiền Tập, thế là từ đó chúng tôi thành một lớp với nhau.
Nhỏ là một cô gái Miền Tây chất phác, vui vẻ, hòa đồng, tuy vẻ ngoài nhỏ nhắn nhưng học rất giỏi, lại nhanh nhẹn, tháo vát. Nhỏ là chị hai trong gia đình chỉ có hai chị em gái vậy mà Nhỏ lại can đảm từ bỏ mọi sự theo Chúa, trong khi tương lai đang mở ra với rất nhiều hy vọng. Nhỏ bỏ lại cha mẹ và cô em gái nhỏ ở nhà, tuy lòng cũng đầy ưu tư, lo lắng khi trái gió, trở trời cha mẹ ốm đau, nhưng sự kiên quyết theo Chúa trong Nhỏ thật mãnh liệt, giúp Nhỏ vượt qua tất cả.
Một buổi sáng nọ, khi vừa vào nhận ca trực, bác sĩ gọi tôi với giọng hối hả: “Sơ ơi, chuẩn bị máy thở nhanh lên, có một ca bị suy hô hấp nặng”. Chuẩn bị máy thở vừa xong, tôi thấy bác sĩ điều dưỡng Khoa Sản đẩy lên một bệnh nhân nữ trong tình trạng lơ mơ, khó thở, tay chân lạnh, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp tuột... Tôi cùng đồng nghiệp lao vào cấp cứu.
Một lát sau, một đồng nghiệp khác lại gọi tôi: “Sơ ơi, Sơ ra bên ngoài nhìn kìa, nhìn đau lòng chịu không nổi luôn Sơ ơi!...” Tôi mở cửa ra thấy trước mắt là chồng của bệnh nhân trên lưng cõng một bé gái khoảng 2 tuổi, trên tay lại bế em bé đỏ hỏn chỉ mới vài ngày tuổi, hỏi ra mới biết: gia đình vợ chồng này “ba không”: không nhà, không tiền và không bảo hiểm y tế. Tức tốc, cả khoa chúng tôi cùng tìm cách giúp đỡ bệnh nhân: bảo hiểm y tế, thuốc men, dinh dưỡng… Thật may mắn bệnh nhân ấy được cứu chữa kịp thời, sau 1 tuần đã được xuất viện.
Chúa đã sống lại Alleluia! Alleluia! Alleluia!
Chúa Giêsu Phục Sinh là nguồn vui bất tận cho niềm tin, niềm hy vọng của Giáo hội, của mỗi người tín hữu. Vẻ đẹp của Chúa Giêsu Phục Sinh thu hút và là sức sống giúp người tín hữu vượt qua những khó khăn và thách đố, đồng thời giúp mỗi người có những hứng khởi mới trên hành trình đời thánh hiến và trong sứ vụ phục vụ.
Thời gian trôi đi nhanh quá, mới đó mà đã hơn ba tháng kể từ khi tôi được về đây phục vụ các sơ cao niên ( hay còn gọi là các ngoại Nhà Hưu, gọi tắt là “ngoại”). Ai nghe tôi về đây cũng hoang mang lo lắng, e ngại rằng tôi sẽ hụt hẫng lắm khi về nhà Gioan sau những ngày tung tăng trên giảng đường đại học. Những cuộc điện thoại từ khắp nơi thắm đượm tinh thần đồng cảm, khích lệ dù bản thân tôi thì rất bình an về môi trường tôi sẽ đến, đành rằng , trong thâm tâm, dĩ nhiên cũng có nhiều lắng lo bởi tôi chưa có bất kỳ một kinh nghiệm nào trong lĩnh vực y tế hay chăm sóc các sơ cao niên.
“Người cao tuổi là tài sản quý của xã hội vì trong quá trình sống và làm việc, họ đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú. Tuy nhiên khi tuổi cao, họ lại có những sự thay đổi về tâm, sinh lý để thích nghi và có nếp sống thích hợp hơn với lứa tuổi. Trạng thái tâm lý và sức khỏe của người cao tuổi không chỉ phụ thuộc vào nội lực của bản thân mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, đặc biệt là môi trường văn hóa - tình cảm và quan trọng nhất là môi trường gia đình. Khi bước sang giai đoạn tuổi già, những thay đổi tâm lý của mỗi người mỗi khác, nhưng tựu chung, những thay đổi thường gặp nơi họ là: hướng về quá khứ, chuyển từ trạng thái “tích cực” sang trạng thái “tiêucực”, và có những biểu hiện tâm lý khác nhau như: cảm thấy cô đơn, tủi thân, bất lực, nóng nảy, stress, nói nhiều hoặc trầm cảm, đa nghi, lo lắng và cảm giác sợ chết...( Trích nhận định của BS. CKII Lê Thúy Phượng, trong bài viết ngày 06/03/2019 về Đặc điểm tâm sinh lý của người cao tuổi”). Vì lẽ ấy, chúng ta – những ngươì trẻ cần nên biết người già MONG điều gì nhất, để có thể đáp ứng nhu cầu và giúp họ vượt qua khủng hoảng của giai đoạn đặc biệt này. Theo tôi, có 5 điều căn bản nhất người già MONG mà chúng ta nên quan tâm.
1. Sự tĩnh lặng - An bình
Dù cuộc sống Sài Thành có nhiều thú vui hiện đại hay tân tiến đến đâu thì người già vẫn không quan tâm. Người già chỉ thích làng quê nghèo yên ấm, nơi chỉ có vườn rau, ao cá. Đó cũng là lý do người già không thích sự thay đổi, bởi thay đổi sẽ làm xáo trộn cuộc sống vốn bình yên của họ. Vì thế, con cái cần tập quên dần thái độ bắt ép cha mẹ già phải rời bỏ làng quê để theo mình lập nghiệp ở phương xa.
2. Được người khác lắng nghe
Thời gian chăm sóc các sơ cao niên cho tôi một kinh nghiệm về sự lắng nghe nhiều hơn. Đặc biệt với người già, họ cho tôi bài học biết lắng nghe người khác trong kiên nhẫn. Với họ, kinh nghiệm và thao thức về cuộc sống như một kho tàng ẩn giấu từ rất lâu, và ước mơ được truyền lại cho thế hệ mai sau vốn luyến họ đã bảo tồn là động lực khiến họ chỉ cần có cơ hội là “hành động” ngay. Vì thế, cần lắm những tâm hồn trẻ có khả năng lắng nghe và cảm thấu nỗi lòng của họ. Hãy nhẫn nại với những chia sẻ lâu giờ của họ; vì đó là kho tàng sự khôn ngoan quý báu mà không có trường học nào có đủ khả năng để dạy bạn trong cuộc đời này.
3. Được làm việc
Chúng ta thường có quan niệm ông bà đã làm việc cả đời, nay già rồi phải để họ được nghỉ ngơi, an dưỡng… và chính suy nghĩ này đã vô tình làm suy giảm tuổi thọ của các vị cao niên. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, không có ông bà nào trong gia đình muốn mình được nghỉ ngơi hoàn toàn hơn là được làm việc để giúp đỡ con cháu. Bởi tâm lý người già rất sợ cảm giác mình trở thành người vô dụng và làm gánh nặng cho người khác. Thế nên, chúng ta cần để ông bà được đóng góp sức họ vào những việc làm vừa tầm, những việc mà họ ưa thích phù hợp với tuổi già, chẳng hạn như chăm sóc con cháu, trồng cây kiểng hay nuôi thú cưng hoặc là những công việc tay chân nhẹ nhàng trong nhà.... Đó là cách thức mà bạn đang kéo dài thời gian cho các ngài ở cạnh chúng ta.
4. Được hiểu trong “cái quên” của họ
Thông thường, mọi người thường lấy “cái lẫn”, cái quên của người già làm lý do để không hợp tác với họ. Và chính vì lẽ đó mà nhiều người trong chúng ta đã có cảm giác thiếu quan tâm xem ông bà ta cần gì. Từ đó, ta dễ có thái độ áp đặt cuộc sống, sở thích và quan niệm của ta lên trên các vị. Ta vô tình làm cho họ điều ta thích, điều ta thấy cần mà không cần quan tâm là họ có thích, có cần những điều đó không? Và có lẽ, đấy là lý do khiến việc chăm sóc ông bà hay bố mẹ của ta thất bại hay bị quá nhiều áp lực. Hôm nay, bạn hãy thử một lối ứng xử mới trong cung cách chăm sóc người già để việc chăm sóc hiệu quả hơn. Bạn hãy tập dừng tỏ thái độ phản kháng ngay để dập tắt yêu cầu hay hành động thiếu kiểm soát của họ. Hãy có những lời nói tỏ ý đồng tình với họ, rồi sau đó bạn dẫn dắt họ vào một câu chuyện bất kỳ nào đó, hãy nói nhiều với họ cho đến khi họ quên đi điều họ đang muốn làm và yêu cầu chúng ta làm cho họ ngay từ đầu câu chuyện khi chúng ta mới gặp họ. Rồi bạn sẽ thấy hiệu quả của phương pháp này.
5. Có bạn đồng hành
Dù họ không nói ra nhưng trong thâm tâm, họ luôn ao ước có những người bạn cùng đồng hành với mình để chia vui sẻ buồn. Đơn giản vì họ rất cô đơn và cần có một ai đó bên cạnh, mà con cái thì quá tất bật với công việc mưu sinh không thể dành thời gian ở bên cạnh họ lâu giờ. Vì thế, bạn cần tạo điều kiện để bố mẹ có được cơ hội tiếp xúc, gặp gỡ, chuyện vãn với bạn bè trong khu xóm. Nếu họ còn khả năng đi lại tốt, hãy tạo cơ hội để các cụ được thường xuyên đi chơi và tham gia các hoạt động xã hội ở xã, phường hay nhà thờ. Nhờ đó, họ thấy cuộc sống tuổi già tràn đầy năng lượng và đáng sống biết bao thay vì những cảm xúc tiêu cực ban đầu mà bao người vẫn hay ám ảnh trong giai đoạn tuổi già.
Bạn thấy không, người già rất đáng thương. Nếu lâu nay bạn đã quên nhớ đến tuổi già của ông bà, cha mẹ hay một vị tiền bối đã đi trước bạn trong hành trình làm người của bạn, rằng nhờ ai mà ta có mặt trong cuộc đời này, thì ngay hôm nay, bạn hãy dành một khoảnh khắc để nhớ về họ. Hãy nhớ lại những điều kỳ diệu mà thế hệ cao niên đã làm cho bạn ngày hôm qua để bạn có ngày hôm nay, hãy nhớ lại những công lao của họ trong quá khứ để bạn có được hiện tại này. Rồi bạn sẽ có muôn vàn lý do để yêu thương và thông cảm với những thiếu sót, vụng về của họ trong tuổi già. Và một khi bạn cảm nhận thực sự được chân lý này, bạn sẽ chỉ còn biết dùng tình thương, sự dịu dàng và tử tế để chăm sóc và dỗ dành họ thay cho những cảm xúc bực bội, khó chịu tự nhiên mà bạn vẫn gặp thấy thường ngày trong cuộc sống của bạn khi phải ở gần một ai đó trong giai đoạn tuổi già.
Sistermarie, Spp Cù Lao Giêng
Page 1 of 140